Kinh thánh, cũng như các tác phẩm vĩ
đại khác về lịch sử và tôn giáo, cho thấy những dấu hiệu về một niềm tin phổ
biến và đáng kể vào các giấc mơ. Plato, Goethe, Shakespeare và Napoleon đã gán
giá trị tiên tri cho một số giấc mơ của họ.
Chrysippus đã viết một quyển sách
nói về các giấc mơ như là điềm báo linh thiêng. Ông cho rằng sự diễn giải giấc
mơ một cách khéo léo là hình thức bói toán chính xác, nhưng bên cạnh đó, như tất
cả nghệ thuật khác trong đó con người phải dựa trên những quy luật mang tính ước
đoán và nhân tạo, vì vậy nó vẫn không thể không có sai
lầm.
Plato cũng đồng tình với quan niệm
chung thịnh hành trong thời đại ông, rằng có sự hiện thể linh thiêng đến với
linh hồn trong giấc ngủ. Condorcet thì suy tưởng và viết trôi chảy về những giấc
mơ hơn là về cuộc sống đời thường.
…
Đoạn văn sau trích từ "Kẻ Xa Lạ" một
tác phẩm gần đây của Flammarion, nhà thiên văn học Pháp, được bổ sung với một
vài tư tưởng và góp nhặt của chính tác giả, sẽ trả lời cho mục đích của quyển
sách này.
"Chúng ta có thể nhìn không bằng mắt
và nghe không bằng tai, chẳng bởi phải sự phấn khích dị thường của thị giác và
thính giác, nhưng bởi một cảm thức nội tại nào đó, như tâm linh và tinh
thần.
Tâm hồn, bằng thị kiến nội tại của
mình, có thể không chỉ thấy những gì đang diễn ra ở một nơi xa xăm, nhưng còn có
thể biết trước chuyện sẽ xảy đến trong tương lai. Tương lai hiện hữu một cách
tiềm tàng, được quyết định bởi những nguyên nhân vốn luân chuyển thành những sự
kiện nối tiếp nhau không ngừng.
Quan sát tích cực đã chứng tỏ sự tồn
tại của một thế giới tâm linh, cũng thực hữu như thế giới vật chất đối với giác
quan chúng ta vậy.
Và giờ đây, vì tâm linh có thể tác
động từ xa bởi một sức mạnh nào đấy thuộc về nó, chúng ta có quyền kết luận nó
tồn tại như một cái gì thực hữu, chứ không phải là kết quả của những chức năng
não bộ".